PHẦN MỀM ĐIỀU HÀNH VÀ XỬ LÝ HÌNH ẢNH

X-QUANG KỸ THUẬT SỐ (VB-DROC)

Digital Radiography Operation Console

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Phần mềm DROC – Digital Radiography Operation Console được phát triển bởi Công ty Cổ phần CNTT Việt Ba, là phần mềm được dùng để tự động thu nhận dữ liệu hình ảnh thô từ tấm cảm biến FPD (Flat Panel Detector), sau đó biến đổi từ dữ liệu ảnh thô thành định dạng chuẩn của ảnh Dicom chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.

DROC được phát triển bởi đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm về xử lý ảnh trong lĩnh vực y tế với các kỹ thuật lập trình và công cụ xử lý ảnh mạnh nhất hiện thời. Có thể nói, đây là phần mềm Thu nhận hình ảnh trực tiếp từ các tấm cảm biến đầu tiên ở Việt Nam và được phát triển một đội ngũ là người Việt nên các tính năng của phần mềm rất phong phú-đa dạng-đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của các Bác sĩ trong các Bệnh viện.     Sự ra đời của DROC đã tạo tiền đề quan trọng cho việc chế tạo máy X quang kỹ thuật số ở Việt Nam.

Chức năng quan trọng nhất của DROC là khả năng thu nhận dữ liệu thô từ các tấm cảm biến bản phẳng sau khi máy X quang phát tia, dựa trên giao thức ứng dụng của từng loại tấm cảm biến để tạo thành ảnh X quang số theo chuẩn DICOM với các thông tin đầy đủ của bệnh nhân, ngày giờ, tư thế chụp…

DROC cũng có đầy đủ các tính năng của một hệ thống điều hành X-Quang số như DICOM WORKLIST, DICOM STORE cho phép dễ dàng kết nối với các hệ thống thông tin khoa chuẩn đoán hình ảnh (PACS/RIS) hay hệ thống thông tin bệnh viện để truyền thông tin bệnh nhân và các lệnh chụp vào thẳng máy X quang mà kỹ thuật viên không cần phải nhập lại tên tuổi và chỉ định chụp. Ngoài ra với tính năng DICOM PRINT, DROC cho phép in ảnh trực tiếp ra các loại máy in phim khô (máy in DICOM ) cũng như các loại máy in laser chuyên dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

DROC do người Việt xây dựng và phát triển do đó hệ thống cũng cho phép xem ảnh DICOM trên cơ sở giao diện hoàn toàn tiếng Việt, với các hướng dẫn chi tiết thuận lợi cho người sử dụng. DROC cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ, NSD có thể lựa chọn sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh…

 

II. ĐẶC TÍNH CHI TIẾT

Hình dưới đây mô tả nguyên lý của Giải pháp số hóa XQ:

Nguyên lý của giải pháp số hóa X-Quang: Tia X => Cảm biến bản phẳng => Phần mềm DROC => Hình ảnh X-Quang kỹ thuật số chuẩn DICOM

Trong đó:

  • Cảm biến bản phẳng đóng vai trò chuyển đổi năng lượng của chùm tia X thành tập hợp các tín hiệu điện
  • Phần mềm DROC đóng vai trò điều hành và thu nhận tập hợp tín hiệu điện từ cảm biến để dựng lên hình ảnh X-quang kỹ thuật số theo chuẩn DICOM (chuẩn truyền dữ liệu trong Y tế)
  • Phần mềm DROC có thể ứng dụng cho nhiều nhà cung cấp tấm cảm biến khác nhau
  • Phần mềm cho phép điều khiểu được 2 tấm cảm biến đồng thời.
  • Có thể dùng chế độ màn hình chạm đơn giản (Touch Screen )
  • Hình ảnh được xem và thao tác thao ý muốn trước khi được chuyển sang các hệ thống hỗ trợ quản lý như HIS, PACS, RIS và các thiết bị ngoại vi khác

Hệ thống DROC bao gồm các chức năng chính như sau:

1.      Chức năng ghi nhận thông tin bệnh nhân:
  • Ghi nhận các thông tin hành chính cơ bản của bệnh nhân đăng ký thực hiện dịch vụ.
  • Đăng ký các vị trí chụp cho bệnh nhân
  • Hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm thông tin bệnh nhân
  • Cập nhật thông tin theo lô từ file theo định dạng EXCEL. Tiện ích này là rất hữu ích với việc thực hiện chụp X-Quang trong triển khai khám sức khỏe tại các cơ sở y tế
2.      Chức năng thu nhận dữ liệu từ tấm cảm biến bản phẳng và dựng ảnh Dicom:
  • Chức năng quan trọng nhất của DROC là khả năng tập hợp tín hiệu điện từ cảm biến để dựng lên hình ảnh X-quang kỹ thuật số theo chuẩn DICOM dựa trên giao thức ứng dụng (Application Protocol Interface) của từng loại tấm cảm biến.
  • Hình ảnh thu nhận được sau đó cũng được tích hợp đầy đủ các thông tin của bệnh nhân, ngày giờ, tư thế chụp…
  • Hệ thống cho phép đồng thời thực hiện quản lý, thu nhận hình ảnh của 02 tấm cảm biến bản phẳng khác nhau
3.      Chức năng  xử lý ảnh Dicom (DicomViewer)

Phần xử lý ảnh gồm 02 phần chính là tiền xử lý và xử lý ảnh sau khi đã hiển thị cho bác sỹ, kỹ thuật viên.

  • Phần tiền xử lý là phần xử lý hình ảnh sau khi dựng được hình ảnh từ tín hiệu điện của tấm cảm biến thu nhận được.
    • Dữ liệu hình ảnh có được ở bước này là dữ liệu thô phải thực hiện qua một loạt các hàm xử lý như : lọc nhiễu, xử lý góc cạnh, xử lý tương phản, xử lý lưới,… Sau đó mới hiển thị hình ảnh ‘chấp nhận được’ cho bác sỹ, kỹ thuật viên
    • Phần xử lý này hoàn toàn chạy ngầm đối với người sử dụng. Hiện tại tốc độ xử lý đối với mỗi lần chụp khoảng từ 10-12s, tương đương với tốc độ xử lý của những hệ thống tốt nhất trên thế giới.
  • Phần giao diện công cụ xử lý ảnh : Bao gồm các công cụ hỗ trợ bác sỹ, kỹ thuật viên thao tác xử lý trên hình ảnh thu nhận.
    • Giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người dùng. Bộ công cụ được xây dựng dựa trên công nghệ của các hãng hàng đầu thế giới về xử lý ảnh Dicom.
    • Các hiệu ứng : Zoom ảnh ; điều chỉnh độ sáng tối, độ tương phản ; Chế độ kính lúp, stack, offset…
    • Các thao tác xử lý : Xoay, lật, đảo ảnh
    • Khoanh vùng trên ảnh : hình vuông, tròn,ellipse, hình tự do, magicwand,…
    • Chèn ký hiệu lên ảnh : Trái (L), Phải (R), Trên (U),…
    • Tính năng Anotation: cho phép bác sỹ có thể bổ sung, hiệu chỉnh các ghi chú lên ảnh
    • Ghép ảnh : Cho phép ghép nhiều ảnh của cùng một bệnh nhân để in ra trên một tấm film, qua đó tiết kiệm chi phí film in đồng thời hỗ trợ cho việc chuẩn đoán của bác sỹ được thuận lợi dễ dàng hơn
4.      Chức năng DICOM worklist:

Với tính năng này DROC cho phép dễ dàng kết nối với các hệ thống thông tin khoa chuẩn đoán hình ảnh (RIS) hay hệ thống thông tin bệnh viện  (HIS) để truyền thông tin bệnh nhân và các chỉ định chụp vào thẳng máy X quang, qua đó giúp giảm thiểu tối đa thời gian vận hành thiết bị của kỹ thuật viên, đảm bảo quy trình làm việc thông suốt trong toàn bệnh viện

5.      Chức năng DICOM Store:

Tính năng này cho phép hệ thống DROC có thể kết nối với các hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh PACS (Picture Archiving And Communication System) để chuyển các hình ảnh DICOM sang hệ thống lưu trữ, quản lý chuyên dụng

Hiện tại hệ thống DROC cho phép cấu hình cùng lúc lưu trữ ra 02 hệ thống PACS khác nhau

6.      Chức năng DICOM print:

Tính năng DICOM Print cho phép hệ thống in trực tiếp ra các loại máy in phim khô (máy in DICOM), đồng thời DROC cũng cho phép in ra các loại giấy in chuyên dụng trong trường hợp không sử dụng máy in DICOM, qua đó giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra hệ thống cũng có tính năng cho phép ghi nội dung thông tin ảnh DICOM cũng như các kết quả chuẩn đoán của bệnh nhân ra đĩa CD/DVD.

7.      Chức năng giao tiếp GCOM:

Hệ thống DROC không chỉ cho phép thu nhận dữ liệu từ tấm cảm biến bản phẳng mà còn có khả năng tích hợp với các bộ điều khiển phát tia thông qua giao tiếp GCOM (Generator Communication) để điều khiển trực tiếp việc phát tia trên giao diện phần mềm. Hiện tại hầu hết các máy X-Quang trên thị trường phải thực hiện thao tác này bằng bàn điều khiển bên ngoài, do đó với phần mềm DROC, các thông số mAs, KVp,… sẽ được lựa chọn trên giao diện phần mềm và chuyển thẳng ra bộ phát cao tần. Việc này không chỉ giúp cho hệ thống được gọn nhẹ hơn, thao tác của kỹ thuật viên được nhanh hơn mà còn hỗ trợ cho kỹ thuật viên không phải ghi nhớ nhiều các tham số chụp trên bàn điều khiển vì hệ thống đã hỗ trợ ghi nhận lại các thông số ứng với từng vị trí chụp

 

III. MÔ HÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG

IV. SƠ ĐỒ LUỒNG NGHIỆP VỤ

V. MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH

viVietnamese